Cuối cùng sau 20 năm cách tính tỷ lệ nội địa hóa cũng đã được thay đổi vào đầu tháng 10 năm 2022. Những thay đổi này, đã thể hiện được sự thay đổi, nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất phát triển trong nước. Quy định này cũng được dự đoán sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp ngành ô tô nói riêng và ngành cơ khí nói chung đủ sức bước vào thị trường 300 tỷ USD từ nay đến năm 2030…
Cách tính tỷ lệ nội địa hóa sẽ thay đổi thế nào?
Rất nhiều những phỏng đoán đã được đề xuất trước sau khi đề xuất này được phát biểu. Tuy nhiên thời gian kéo dài, dần nhiều người bắt đầu hoài nghi về những quy định này liệu có trở thành hiện thực hay không. Cho mãi đến những tháng đầu 2022 khi rất nhiều doanh nghiệp lớn ngành cơ khí nhắc lại thì quyết định này mới được xôn xao trở lại…
Đặc biệt, vào ngày 10/8/2022 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành một thông tư phá vỡ những nghi ngờ về dự thảo này và thông tư sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 10 này. Cụ thể các thông tư 11/2022/TT-BKHCN đã bãi bỏ 3 văn bản như sau:
Thứ nhất, Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 01/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.
Thứ hai, Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 01/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.
Thứ ba, Thông tư số 05/2012/TT-BKHCN ngày 12/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 01/10/2004 về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.
Vậy là sau gần 20 năm, những quy định đã không còn phù hợp với thực tiễn sản xuất và phát triển của ngành ô – tô hiện nay đã được gỡ bỏ. Sự kiện này như một điều kiện thuận lợi cho ngành ô – tô Việt Nam sẽ phát triển trong thời gian tới và tăng sức cạnh tranh phân khúc 120 tỷ đô năm 2030.
Tại sao cần phải thay đổi tỷ lệ nội địa hóa hiện nay?
Một phần các quy phạm đã không còn phù hợp, một phần vì lợi ích kinh tế lâu dài cũng như tiền đề phát triển với các nước trong khu vực, lớn hơn nữa là thị trường thế giới…Cho nên, những quy phạm này buộc phải được thay thế bởi những thông tư hợp lý, hợp thời hơn.
Nếu trước đây thực hiện “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” của Thủ tướng, thì BKHCN đã ban hành quy định về độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu với mục đích phục vụ cho phương pháp xác định tỷ lệ sản xuất được trong nước.
Thì ngày nay theo giới chuyên gia, quyết định bỏ các quy định này là rất thích hợp, tạo ra được tính minh bạch, hợp lý và tránh phát sinh được những thủ tục hành chính rườm rà, hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp sản xuất có thể chuyên tâm phát triển, đổi mới sản tạo cũng như bảo đảm các thỏa ước và hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước khác.
Có thể hiểu ngắn gọn rằng việc bãi bỏ các quy định trên vừa bảo đảm được sự thống nhất trên các văn bản quy phạm pháp luật, vừa đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay và rất phù hợp với tiêu chuẩn chuẩn chung của khu vực cũng như quốc tế.
Lợi ích của việc thay đổi cách tính tỷ lệ nội địa hóa
Tỷ lệ nội địa hóa Việt Nam trước đây tính theo các cụm chi tiết được sản xuất trong nước. Trong khi đó, khu vực ASEAN lại được tính theo tổng giá trị các chi tiết để có thể hưởng được lợi ích từ Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Chính điều này đã gây thiệt thòi khá nhiều cho các doanh nghiệp nhập – xuất khẩu của nước ta thời gian qua.
Hơn nữa, các hiệp định vừa được ký kết gần đây như EVFTA, CPTPP… là một cơ hội để các doanh nghiệp có thể thụ hưởng được việc chênh lệch thuế nhập khẩu nguyên chiếc hoặc bộ linh kiện đã không còn. Cho nên bãi bỏ 3 điều trên là một điều hoàn toàn hợp lý, cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc xử lý chuỗi cung ứng của mình.
Đặc biệt, Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cho rằng, các văn bản hiện nay đang gây ra sự chồng chéo và không phù hợp so với tình trạng thực tế. Hiệp hội này còn đề nghị bãi bỏ các văn bản củ để có thể tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước. Việc bãi bỏ như thế này sẽ cải thiện tích cực hơn cho đầu tư kinh doanh, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển trước cuộc chiến “thuế 0%”.
Nhìn nhận của Adobus về thay đổi cách tính tỷ lệ nội địa hóa:
Thay đổi cách tính là một biện pháp thức thời, giúp cho doanh nghiệp sản xuất trong nước ta có thêm khả năng phát triển, cũng như cạnh tranh mạnh mẽ trên các “mặt trận” mới quyết liệt hơn, khốc liệt hơn.
Tuy nhiên, cách tốt nhất cho các doanh nghiệp có thể đủ sức cạnh trên tất cả các thị trường trong thời kỳ đổi mới là không ngừng phát triển, nâng cao năng lực sản xuất cũng như sáng tạo, đổi mới sản phẩm song song với phát triển thương hiệu mới có thể gia tăng khả năng cạnh tranh của mình trên trường thế giới.
- Cách đọc thông số dao phay và lựa chọn loại dao phù hợp cho từng vật liệuCách đọc thông số dao phay giúp bạn lựa chọn loại dao phù hợp cho từng vật liệu và điều kiện gia công, tối […]
- Dao phay nhôm chuyên dụng: Những điều bạn cần biết để chọn và muaDao phay nhôm cnc có gì khác biệt và vượt trội? Bạn cần lưu ý gì khi chọn và mua dao phay nhôm? Hãy […]
- Dao phay ngón thép gió liệu có hết thời hay không?Dao phay ngón thép gió ngày càng kém thế với dao phay ngón hợp kim. Bằng chứng là các loại dao phay hss bị […]
- CÓ NÊN SỬ DỤNG DAO PHAY NGÓN MODULE HAY KHÔNG?Dao phay ngón module được sử dụng trong các ứng dụng phay như phay biên dạng, phay chép hình, phay mặt, phay rãnh và […]
- Các loại dao phay ngón phá thô và cách sử dụng hiệu quảDao phay ngón phá thô là loại dao phay thường được dùng trong gia công cơ khí chính xác ở các nhà máy, xưởng […]