Theo Bộ Công Thương thống kê, ngành công nghiệp hỗ trợ chỉ sản xuất được 300 chi tiết trong 30,000 chi tiết của một chiếc xe hơi. Thực trạng này thấp hơn gần 3.7 lần so với những con số dự báo. Đây cũng là một thách thức không nhỏ mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cần phải vượt qua nếu muốn vươn đến thị trường hội nhập có giá trị lên đến 300 tỷ USD trong tương lai gần.

công nghiệp phụ trợ Việt Nam
cong-nghiep-phu-tro-viet-nam

Nội địa hóa của ngành công nghiệp hỗ trợ nằm thấp hơn 3.7 lần so với dự kiến

Tỷ lệ nội địa hóa của Bộ Công Thương (BCT) đề ra trong chiến lược 15 năm cho đến nay rất thấp, thậm chí chưa đạt được một nửa số liệu đề ra. Cụ thể, BCT kỳ vọng vào những tỷ lệ như sau vào các năm:

  • 30 – 40% vào năm 2020
  • 40 – 45% vào năm 2025
  • 50 – 55% vào năm 2030
biểu độ tỷ lệ nội địa hóa của công nghiệp phụ trợ
bieu-do-cong-nghiep-phu-tro

Tuy nhiên số liệu nay đến chỉ đạt khoảng 7 – 10%, thấp hơn rất nhiều so với các dự kiến trước đây. Và những con số này cũng thể hiện cho những thử thách mà các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam phải đối mặt trong tương lai gần. Để tiến tới thị trường hội nhập có giá trị 300 tỷ USD con số 7 – 10% phải được tăng gần như phi mã trong 3 đến 8 năm nữa.

Cơ cấu gia công chi tiết của ngành công nghiệp hỗ trợ:

Cơ cấu doanh nghiệp của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam hiện nay có hơn 80% là các doanh nghiệp nước ngoài, phần còn lại thuộc về doanh nghiệp tư nhân và nhà nước. Các công ty nước ngoài tiêu biểu trong ngành này phải kể đến như Thaco (15.6% tỷ lệ nội địa hóa), Toyota Vietnam (37% tỷ lệ nội địa hóa) chiếm tỷ trọng cao nhất hiện nay.

Biểu đồ cơ cấu doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ
co-cau-doanh-nghiep-cong-nghiep-ho-tro-hien-nay

Nước ta có khoảng 300 doanh nghiệp, tuy nhiên các công ty này đều có quy mô nhỏ nên hoạt động sản xuất gia công bị thiếu sót cũng như dây chuyền sản xuất chưa “đủ lực” để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Nguyên nhân cho việc này đến từ cả sự chủ quan và khách quan, cụ thể như sau:

Khó tiếp cận nguồn vốn dẫn tới quy mô khó được gia tăng: trong tình hình biến động tài chính lớn như hiện nay, mức trần lạm phát tăng cao và những xung đột diễn ra thì các ngân hàng có xu hướng thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay hoặc nâng lãi suất. Hơn nữa, sau dịch Covid một số doanh nghiệp đã phải gòng lỗ một thời gian dài nên họ thường chọn giải pháp an toàn hơn.

Hệ lụy này dẫn tới sự “khan hiếm” đầu tư để phục hồi tài chính, giai đoạn sau khủng hoảng. Đặc biệt, với những biến động về nguyên liệu và vận chuyển vốn phụ thuộc vào giá xăng dầu cũng là một nguyên nhân kéo giảm sự đầu tư của các doanh nghiệp Việt.

Thiếu liên kết với nhau cũng là một khiếm khuyết không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp hiện nay. Sự thiếu liên kết này dẫn đến nhiều hạn chế trong quá trình trao đổi, giao thương hàng hóa và tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Chính vì thế, hoạt động sản xuất cũng khó có được sự bứt phá.

Hệ quả

Tỷ lệ nội địa hóa thấp đươc hợp thành từ nhiều nguyên nhân như thế này thì sẽ dẫn tới nhiều hệ quả ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số CPI (chỉ số tiêu dùng – số này càng cao thì giá sẽ khó tiếp cận) hiện nay.

Theo Hiệp Hội Sản Xuất Ô TÔ VN (VAMA) thì ngành công nghiệp chế tạo chưa có được tỷ lệ nội địa hóa cao sẽ dẫn tới các hệ quả không tốt ảnh hưởng trực tiếp người tiêu dùng. Một thực trạng dễ thấy rằng giá ô tô tại nước ta cao hơn khoảng 10 –  20% so với các nước trong cùng khu vực, do nhập khẩu các linh kiện với giá cao.

Mặc dù trong vòng 3 – 5 năm qua xe ô tô đã giảm giá đáng kể từ trên hoặc bằng 1 tỷ rớt xuống còn vài trăm triệu. Nhưng nguyên nhân chính là do cắt giảm chi tiết hoặc sử dụng vật liệu thay thế chứ không đến từ tỷ lệ nội địa hóa sản xuất linh kiện.

Việc thiếu sự đầu tư dẫn tới khó có được những đơn hàng lớn, như việc rất nhiều doanh nghiệp sản xuất keo dán kính chắn gió, tem nhãn, ống xả,… nhưng ít doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất thân vỏ,… dẫn tới mất một phần cơ hội.

“Chỉ một số ít doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe và danh sách này không có những chi tiết quan trọng về động cơ, hệ truyền động, hộp số, hệ thống an toàn và nhiều hệ thống điện tử trên xe”

– Đại diện VAMA nêu cụ thể

Ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô sẽ cần những gì?

Để ngành này có những bước đà phát triển, cũng như kích thích các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh đầu tư vào công nghiệp sản xuất của mình thì Bộ Công Thương đã nhấn mạnh như sau:

“…Thúc đẩy các dự án lớn về công nghiệp vật liệu, đặc biệt là các dự án sản xuất thép cán nóng, thép chế tạo… của các nhà đầu tư trong nước để bảo đảm nguồn vật liệu đầu vào cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô. Thu hút đầu tư vào các phân ngành chế tạo cơ bản (tạo phôi, gia công áp lực, gia công chính xác, nhiệt luyện, xử lý bề mặt và sản xuất khuôn mẫu). Đẩy mạnh việc hợp tác với các ngành công nghiệp vật liệu đầu vào cho sản xuất linh kiện, phụ tùng ngành ô tô…”

– Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề xuất của các doanh nghiệp đầu ngành như Thaco kiến nghị sửa đổi bổ sung luật thuế tiêu thụ đặc biệt như chỉ duy trì trên những phù tùng chưa sản xuất được, còn lại thì nên giảm thuế để tăng tạo tinh thần phát triển kinh tế.

Xây dựng thêm ít nhất 3 trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ ở cả 3 miền để giúp doanh nghiệp có thể có dễ dàng tiếp cận, tăng khả năng giao thương công nghệ và xây dựng tính liên kết giữa các doanh nghiệp trở nên vững chắc hơn.

Cuối cùng, đề xuất có thêm chính sách hỗ trợ, ưu đãi các doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung để tăng khả năng giao lưu học hỏi công nghệ sản xuất của các nước bạn.

Kết luận

Theo Adobus nhận định thì thực trạng trên là có thật, không chỉ mới xuất hiện gần đây mà nó đã âm ĩ suốt hàng năm nay từ ngày mở cửa hội nhập. Một phần khách quan do tình hình thiên tai, kinh tế và xã hội như lạm phát, bão cắt đứt nguồn cung ứng năng lượng như xăng dầu đẩy giá cả trên cao…

Tuy nhiên một nguyên nhân chủ quan nữa nằm ở việc “giấu nghề cực đoan”, các doanh nghiệp cố gắng không giao lưu để tránh lộ bí mật công nghệ của minh một cách cực đoan và từ chối tiếp thu phát triển đã làm suy giảm đi một tính liên kết của các doanh nghiệp.

Để vươn lên và chinh phục thị trường 300 tỷ USD thì việc hội nhập, học hỏi và phát triển những giải pháp gia công cơ khí là điều phải làm. Để đạt được điều này, một doanh nghiệp hay một cộng đồng sẽ không đủ sức nếu không có sự hỗ trợ đến từ các cơ quan chức năng. Và hiện nay Nhà Nước đã hỗ trợ hết mình với nhiều chính sách giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận việc còn lại phải dựa vào chính bản thân doanh nghiệp.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *