Để có thể sử dụng tối ưu dao phay gắn mảnh thì việc việc chọn đúng thông số cắt là những điều không thể bỏ qua. Việc chọn đúng chế độ, chuẩn thông số như sẽ góp phần đảm bảo chất lượng phay và độ an toàn của máy CNC cũng như là của người công nhân thao tác trên máy CNC.
Nhưng hầu hết nhân viên viên đứng máy đều làm theo những chỉ dẫn của người đi trước, nên cách chọn chế độ cắt trong gia công cơ khí đều gập khuôn. Tam sao thì thất bản, nên đôi lúc sau khi qua nhiều lần “truyền miệng” thì đã rất khác, thậm chí thiếu khoa học.
Thấu hiểu được điều này Adobus xin gửi đến bạn đọc những chế độ cắt hiệu quả nhất mà chúng tôi đã Tổng hợp được trong quá trình hoạt động của mình.
Những lưu ý khi Set chế độ cắt
Để set được những chế độ cắt trên dòng dao phay gắn mảnh người nhân viên đứng máy phải thông thuộc được các điều dưới đây, cụ thể như sau:
1.1. Thông số cắt gồm những gì?
Người công nhân đứng máy chuyên nghiệp, có tay nghề cao và sở hữu mức lương cao thường rất thông thuộc những thông số sau trên máy cnc:
Chiều sâu cắt: đây là khoảng cách ở giữa bề mặt đã gia công và phần bề mặt chưa được dao chạy qua hay nói cách khác là đã được gia công theo phương tiến của dao.
CÁCH TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ CẮT DAO PHAY ĐA VẬT LIỆU
Lượng chạy dao: đây được hiểu như một khoảng cách nằm ở giữa hai vị trí của một điểm trên lưỡi cắt chính sau một vòng quay của trục chính.
Tốc độ cắt: là quảng đường dao chạy được từ điểm này sang điểm khác trong 1 phút trên bề mặt phôi.
Đây là 3 thông số kỹ thuật cơ bản nhất mà công nhân đứng máy bắt buộc phải biết và nắm rõ trước khi chọn chế độ cắt phù hợp.
1.2. Ảnh hưởng của chế độ cắt lên độ nhám bề mặt:
Tốc độ cắt:
Để có thể dễ dàng tiếp cận với chủ đề này, chúng ta lấy một vật liệu làm ví dụ. Ở đây Adobus xin lấy Thép để làm mẫu minh họa cho ảnh hưởng của chế độ cắt lên bề mặt:
Khi thép được cắt ở tốc độ thấp, nhiệt của quá trình cắt không cao thì phoi kim loại sẽ dễ tách, biên độ biến dạng của lớp hợp kim không có nhiều. Điều này dẫn đến độ nhám trên bề mặt khá thấp.
Nhưng ở tốc độ thì sẽ cho ra một kết quả khác, giả thuyết như tăng lên 15 đến 20 mét trên phút thì lúc này nhiệt cắt và lực cắt đều tăng, tạo ra biến dạng dẻo rất mạnh. Ở cả 2 mặt của dao kim loại sẽ bị tình trạng chảy dẻo làm cho lớp kim loại bị bị nén chặt ở mặt trước của dao sẽ gặp làm tăng ma sát sẽ sẽ tạo nên lẹo dao.
Lượng chạy dao:
Lượng chạy dao có ảnh hưởng lớn đến dao khi chúng có thể gây biến dạng dẻo và biến dạng đàn hồi làm cho độ nhám của bề mặt sẽ bị thay đổi nếu bị lỗi thông số này trong chế độ cắt.
Chiều Sâu Cắt:
Chiều sâu cắt không ảnh hưởng đáng kể lắm. Nhưng mà nếu không chọn đúng chế độ cắt và thông số thì điều này sẽ làm lưỡi dao rung động mạnh, dẫn tới dao cắt không được liên. Đây cũng là nguyên nhân gây hiện tượng trượt dao, nhất là trong khoảng 0.02 đến 0.03 mm.
2. Vật liệu ảnh hưởng như thế nào đến chế độ cắt?
Vật liệu là thứ làm việc trực tiếp với dao CNC, nếu chọn chế độ cắt mà không quan tâm đến vật liệu thì điều đó sẽ khiến cho bạn hối tiếc. Vậy vật liệu sẽ ảnh hưởng thế nào đến chế độ cắt.
- Lẹo dao: ngoài nguyên nhân phía trên, lẹo dao còn có thể gây ra bởi vật liệu. Khi chúng ta gia công một vật liệu dẻo nhưng dụng cụ cắt gọt lại không có rãnh thoát hợp lý thì sẽ gây ra hiện tượng lẹo dao.
- Gãy, vỡ dao: ngược lại với hiện tượng trên, khi chọn một dụng cụt cắt gọt kim loại yếu ớt nhưng lại chạy ở chế độ cắt tốc độ cao thì tình trạng gãy, vỡ không thể tránh khỏi.
- Thành phẩm thiếu thẩm mỹ: khi chọn đúng dao, đúng vật liệu mà chế độ cắt rập khuôn không linh động theo vật liệu thì thành phẩm cho ra cũng thiếu thẩm mỹ, gây tốn thời gian gia công lại.
3. Những chế độ cắt chuyên dụng dao phay gắn mảnh APMT:
Để có chế độ cắt hợp lý, cần lưu ý đến vật liệu cắt phù hợp như tên chủng loại, độ cứng,…và thời gian cần để gia công để cho ra những thành phẩm tốt nhất nhé!
3.1. Thép có độ cứng từ 180 – 260 HB:
Ở loại thép này, có thể chọn chế độ có vận tốc cắt từ 80 – 180 mét trên phút. Tuy nhiên ở một số loại thép mềm thì con số này có thể lên đến 200 hoặc 250 mét trên một phút. Ở vật liệu có thể Set Fz từ (Feed per Tooth) 0.05 – 0.25 mm và Ap 0.3 – 1.5 mm.
3.2. Đối với gang độ cứng từ 140HB:
Ở loại này có phần mềm hơn nên chế độ cắt khá khác biệt với loại thép ở trên, cụ thể như sau: Vc Set ở chế độ 80 – 120 mm trên phú, Fz từ 007 – 0.2 mm và Ap từ 0.5 – 1mm thậm chí là 1.5 mm.
3.3. Đối với Inox 190HB:
Được xem như những vật liệu khó chịu khi Inox vừa có độ cứng và vừa có được độ dẻo cho mình. Chính vì thế, chọn chế độ cắt cho gia công Inox không chỉ dựa vào kiến thức mà còn phải dựa vào chính kinh nghiệm của công nhân đứng máy.
Chế độ cắt đối với vật liệu này bạn có thể tham khảo như sau: Vc: 40 – 90 vòng/phút, Fz = 0.5 – 0.12 mm, Ap = 0.3 – 0.8 mm.
3.4. Thép cứng/ Thép sau nhiệt có độ cứng 45 HRCs:
Ở những loại vật như thế này mảnh phay APMT vẫn có khả năng giải quyết được nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên để tăng tuổi thọ và đảm giảm được những rủi ro khi sử dụng như gãy, vỡ hoặc mẻ dao thì nên sử dụng loại HNPJ của Kennametal.
Ở loại thép này, có thể sử dụng chế độ cắt ở thông số như sau: Vc = 20 – 40m/ phút, Fz = 0.03 – 0.1 mm và Ap = 0.2 – 0.5 mm. Một lần nữa Adobus không khuyến khích mọi người dùng APMT gia công ở vật liệu này nhé!
Ở trên là những lưu ý khi chọn chế độ cắt phù hợp. Chúc các bạn thành công!