3 tháng gần đây, thị trường thép Việt Nam đang chứng kiến đợt giảm giá nối dài và dự kiến sẽ còn tiếp tục trong những tháng sắp tới. Hơn 5 triệu đồng trên mỗi tấn là con số cụ thể phản ánh lên tình trạng này và chưa có dấu hiệu hồi phục. Theo dự báo thì sau những FTA, CPTPP,… thì nền xuất khẩu thép sẽ tăng tuy nhiên vừa mới có một năm thành công nay lại giảm mạnh…
Tình hình rất khả quan ở ngành thép Việt Nam năm 2021
Nhờ vào rất nhiều hiệp định như thương mại tự do (FTA) CPTPP, EVFTA,… đã tạo một bàn đạp thúc đẩy ngành thép phát triển như vũ bão. Bên cạnh đó nồng cốt là các doanh nghiệp đã không ngừng cải tiến, đa dạng hóa nhiều dòng sản phẩm đáp ứng được các nhu cầu của thị trường nước ngoài và sự chủ động kịp thời trước nhiều tình hình đã giúp cho ngành thép Việt Nam đạt nhiều kỷ lục mới.
Năm 2021, kỳ tích đã đến khi lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ghi tên vào những dòng sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lên đến hơn 10 tỷ Đô la, chuyển mình thành một nước xuất siêu sắt thép sau hơn chục năm nhập siêu.
Những con số ấn tượng theo Tổng cục Thống kê trong năm này rất ấn tượng khi cho thấy được kim ngạch xuất khẩu lên đến 11.795 tỷ USD tương đương 13.096 triệu tấn sắt thép các loại được xuất khẩu, tăng 123.4% so với năm 2020. Tỷ lệ nhập khẩu ước tính đạt được 11.523 tỷ USD và có phần tăng hơn năm trước đó là 42.6%; kim ngạch xuất khẩu thu được số liệu là 272 triệu USD.
Dấu chân của các dòng thép Việt Nam đặt đến hơn 30 thị trường trên toàn hành tinh. Chỉ tính riêng về thép xuất khẩu cho ngành xây dựng đã tăng gấp 1.5 lần, tương ứng vào khoảng 2.2 triệu tấn.
Khó khăn của ngành thép Việt Nam 7 tháng đầu năm:
Tuy nhiên, thị trường thế giới đang biến động khá lớn bởi cuộc xung đột giữ Nga và Ukraine nên trong vòng 7 tháng qua, lượng thép thành phẩm của nước ta chỉ đạt 18.825 triệu tấn, giảm sâu đến 3.7% so với 2021. Lượng bán cũng giảm hơn 1.2% tương ứng 171.1 triệu tấn, gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Tình trạng gòng lỗ bắt đầu xuất hiện kể ở những ông lớn như thép Miền Nam, thép Thủ Đức, Tôn Đông Á, Hoa Sen,… khi những doanh nghiệp này đồng loạt kêu khó, càng làm càng lỗ. Một ví dụ điển hình hiện nay như Thép Miền Nam, chỉ đang sản xuất gia công khoảng chừng 60% năng suất tổng. Nhiều mặt hàng tồn kho, khó bán lên đến con số khủng 100 ngàn tấn sắt thép các loại, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cả tài chính doanh nghiệp lẫn đời sống an sinh của người lao động đang theo làm việc.
Ở doanh nghiệp Hòa Phát, dù là một ông lớn trong ngành nhưng vẫn không tránh được tình trạng khó khăn này. 82 nghìn tỷ doanh thu và 12 nghìn tỷ lợi nhuận sau thuế, tình thế đang giảm hơn 27% so với cùng kỳ năm trước. Thép Thủ Đức cũng đã ghi nhận doanh thu chỉ đạt 1 nghìn tỷ giảm mạnh 11.5% lợi nhuận và lợi nhuận trước thuế giảm 87.1% so với cùng kỳ…
Nguyên nhân nào tác động đến khó khăn của ngành thép Việt Nam?
Chịu quá nhiều tác động đã gây nên nhiều khó khăn, thua lỗ cho ngành thép được cho là đến từ những căng thẳng cực độ của cuộc xung đột Nga – Ukraine. Cuộc đụng độ này gây nhiều biến động cho giá nguyên vật liệu như giá than – nguyên vật liệu chính cho ngành sản xuất gang thép, dẫn tới thép các loại giá thành tăng mạnh.
Ở những doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo công nghệ sử dụng phế luyện thép thì giá cũng đội lên rất cao và chưa có dấu hiệu hãm lại, hiện nay giá đã dao động lớn ở mức 600 USD/tấn, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất.
Giá thép liên tục tụt dốc không phanh trong 3 tháng qua, đỉnh điểm của kỷ lục này lên đến hơn 5 triệu đồng/ tấn, tuy thương hiệu, chủng loại hoặc vùng miền. Với mức giảm “kịch trần” như thế, các khu vực phía nam đang mua bán tại khoảng 15 – 16 triệu đồng/ tấn; ở miền Bắc thì giá còn thấp hơn chỉ 14 – 15 triệu đồng.
Nhiều chuyên gia trong ngành thép Việt Nam đưa ra dự báo giá thép còn sẽ giảm mạnh từ nay cho đến cuối năm và các doanh nghiệp từ nay sẽ phải gặp nhiều khó khăn hơn nữa. nguyên nhân tiếp theo được nêu ra là hàng tồn kho còn nhiều cùng nguồn cung dồi dào buộc các doanh nghiệp phải giảm giá để kích tiêu dùng.
VSA nhận định, ngành thép đang ở tâm điểm của nền kinh tế toàn cầu, thông thường, xu hướng giảm giá thép và nguyên liệu trong những tháng gần đây sẽ được người tiêu dùng hoan nghênh. Tuy nhiên, thực tế sự sụt giảm nhu cầu thép đó là kết quả xu hướng lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.
Cơ hội nào đang đợi chờ ngành thép Việt Nam?
Sau đại dịch gây đình trệ kinh tế trong những năm qua, nay kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang dần tăng lên, đẩy nhu cầu tiêu thụ thép tăng cao. Trong ước, các chương trình thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội đang được triển khai gấp rút. Đặc biệt, các chính sách đẩy mạnh giải ngân đầu tư sẽ hỗ trợ tăng cầu, tạo ra một bàn đạp vững chắc cho ngành thép hồi phục và phát triển.
15 hiệp đình FTA đã có hiệu lực, hiện nay đang mở ra một cơ hội rất lớn về thị trường của ngành thép có giá trịnh lên đến hơn 300 tỷ USD. Bên cạnh đó, hệ thống các thương vụ tại nước ngoài cũng đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong kết nối thông tin và giao thương đẩy mạnh hợp tác xuất khẩu cũng như cùng đồng tìm cách ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại.
Theo Chủ tịch VSA Nghiêm Xuân Đa, ngành thép đa phần nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất, từ than, quặng sắt, thép phế liệu. Thời gian qua, Nhà nước đã cởi mở, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn nguyên liệu để ổn định sản xuất, quy trình kiểm soát nhập khẩu đã có nhiều cải thiện theo hướng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. VSA cho rằng, thị trường thép nửa cuối năm sẽ khó khăn hơn khi dự báo giá thép xây dựng trong nước sẽ tiếp tục giảm, trong khi lợi nhuận mảng xuất khẩu thép không còn tốt như trước.
Thách thức nào sẽ là rào cản phải vượt qua của ngành thép Việt Nam?
Sự ngưng trệ các ngành sản xuất sử dụng thép ở trong công nghiệp xây dựng, cơ sở hạ tầng… và sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc gia tăng nguồn cung trong nước và ngoài nước sẽ là một áp lực rất lớn đè nặng lên doanh nghiệp nước ta.
Hàng rào phòng vệ thương mại từ nhiều quốc gia luôn là một đối trọng khá lớn cản bước các doanh nghiệp nước ta. Khiến cho rất nhiều dòng sản phẩm chủ lực chật vật trên thị các thị trường này như vụ việc cá ba sa tại Mỹ.
4 rủi ro được chỉ ra theo báo cáo của Công ty Chứng khoáng Mirae Asset Việt Nam (MASVN) đã nêu rõ bao gồm:
- Biên động giá nguyên vật liệu
- Rủi ro về lạm phát khiến nhu cầu xây dựng giảm mạnh
- Rủi ro về các nhà máy Trung Quốc tăng cường xuất khẩu, gây thêm sức ép cạnh tranh
- Và các rủi ro về chính sách.
Theo nhiều chuyên gia, để có thể tận dụng các cơ hội trong thời điểm hội nhập này thì cần khó khăn từ nội tại. Trong đó, cần tập trung đẩy mạnh tu bổ phát triển cũng như hoàn thiện các chuỗi sản phẩm để nâng cao giá trị, chủng loại và đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu. Doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm các cơ hội từ các hiệp định FTA về cắt giảm hoặc không thuế quan, đáp ứng các quy tắc ứng xử; tuân thủ nghiêm quy định của các thị trường.
- Mua dao phay ngón chất lượng tại Quận 4 – Địa chỉ tin cậy AdobusBạn đang cần tìm mua dao phay ngón chất lượng tại Quận 4 để hỗ trợ công việc gia công cơ khí? Adobus […]
- Bộ điều khiển CNC là gì? Các dòng bộ điều khiển CNC được ưa chuộngTrong hệ thống máy CNC, bộ điều khiển CNC là thành phần không thể thiếu, giúp tự động hóa và tối ưu quy […]
- Mua dao phay ngón chất lượng tại Quận 5Bạn đang cần tìm mua dao phay ngón chất lượng tại Quận 5 để phục vụ cho công việc gia công cơ khí? […]
- Mua dao phay ngón chất lượng tại Quận 6Bạn đang cần tìm mua dao phay ngón chất lượng tại Quận 6 để phục vụ cho công việc gia công cơ khí? […]
- Mua dao phay ngón chất lượng tại Quận 7Bạn đang cần tìm mua dao phay ngón chất lượng tại Quận 7 để phục vụ công việc gia công cơ khí? Hãy […]
- Dung môi tẩy rửa chi tiết máy giúp nâng cao hiệu suất và tuổi thọ thiết bịTrong ngành công nghiệp hiện đại, bảo trì và bảo dưỡng các chi tiết máy móc là yếu tố then chốt để duy […]