Là một ngành công nghiệp chủ chốt, được mệnh danh như một “nền móng” tạo các cơ sở, các tiền đề để phát triển công nghiệp khi bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong đó, các doanh nghiệp cơ khí được xem như các “tế bào” chính, càng phát triển mạnh khỏe thì cơ thể sẽ có đủ sức khỏe để làm những việc khác.

doanh nghiệp cơ khí

Thế nhưng, tại Việt Nam việc phát triển ngành cơ khí nói chung và các nhóm ngành nhỏ nói riêng vẫn chưa thực sự được tối ưu dẫn tới việc chưa đủ sức “chen chân” vào thị trường 300 tỷ USD.

Nhìn nhận thực trạng chung ngành cơ khí hiện nay.

25 nghìn doanh nghiệp cơ khí, cơ cấu 30% trong tổng số các doanh nghiệp có liên quan như công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo tại nước ta (số liệu theo Bộ Công Thương). Với tỷ trọng này, các ngành cơ khí trong nước đã và đang dần nâng cao được tỷ lệ nội địa hóa sản xuất sản phẩm, từng bước hướng tới các sản phẩm 100% sản xuất nội địa.

Với sức ép cạnh tranh, các công ty cơ khí đang dần thay đổi phát triển công nghệ để dần bắt kịp khoa học công nghệ so với các nước đang phát triển. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng khi sự phát triển của ngành cơ khí cũng là động lực cho các ngành khác phát triển theo.

Thực tế cho thấy, ngành này đã hình thành một số doanh nghiệp cơ khí lớn mang trong mình một tiềm năng phát triển tầm khu vực, thậm chí là Châu lục cụ thể ở những ngành như Ô – tô (Vinfast, Thaco,…), cơ khí nông nghiệp,… Cho thấy một dấu hiệu rất khả quan về tình hình phát triển của ngành trong thời gian dài.

doanh nghiệp cơ khí

Một số doanh nghiệp được đầu tư từ vốn nước ngoài như Toyota Vietnam đang nắm tỷ trọng rất lớn và là một trong những doanh nghiệp FDI lớn nhất tại Việt Nam trong ngành cơ khí chế tạo ô tô. Nên tận dụng những giao thoa công nghệ từ các công ty như thế này để phát triển cho các doanh nghiệp đang hợp tác, từ đó thúc đẩy phát triển kỹ năng ngành.

Hạn chế chung trong ngành cần lưu tâm hiện nay.

Nội địa hóa sản phẩm là một trong những yếu tố kiến thiết nhất định phải cần cân nhắc. Chính bởi vì đã hàng chục năm nay, từ thời mở cửa đến lúc Việt Nam có các hãng sản xuất ô-tô Việt, vấn đề nội địa hóa này đã gây đau đầu cho bao thế hệ.

Thống kê tại Việt Nam cho thấy rằng, chỉ 30% nhu cầu thị trường trong nước được đáp ứng. Các chỉ số cho thấy hiệu quả đầu tư đang rất thấp, tỷ suất thành công không cao và đặc biệt vẫn chưa thể hiện được vai trò của mình trong ngành sản xuất công nghiệp.

Thực tế cho thấy rằng ngành “trụ cột chống trời” cơ khí chế tạo, nhất là ngành cơ khí chính xác còn khá lạc hậu so với các nước khác lên đến 2 – 3 thế hệ (khoảng gần 100 năm).  Các sản phẩm sản xuất ra chỉ đạt mức hoàn thiện, thiếu năng lực Marketing, khả năng cạnh tranh chưa được cải thiện khó có thể ngang hàng với các nước trong khu vực. 

Nhiều chuyên gia nhận định rằng, nếu tình trạng này còn tiếp diễn thì tương lai sẽ rất khắc nghiệt với các doanh nghiệp này. Bởi vì trong tương lai xa, ngành cơ khí sẽ yêu cầu gia công toàn diện hơn về nguyên vật liệu, khuôn mẫu, chế tạo chứ không chỉ còn cắt gọt khối phôi.

Cơ hội có còn đủ đến khi các doanh nghiệp cơ khí phát triển?

Ô tô. cơ khí nông nghiệp, trang thiết bị ngành công nghiệp phụ trợ,… là những ngnahf đã được dự báo rằng trong tương lai gần sẽ còn rất nhiều cơ hội để phát triển với quy mô thị trường không nhỏ. Nhiều điều tra cho thấy rằng vào năm 2030 thị trường có giá trị 300 tỷ USD, nếu không chuẩn bị sẵn sàng thì các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể sẽ không đủ năng lực để tiếp cận.

“Miếng bánh lớn” này sẽ được chia đều cho các mảng với các giá trị không nhỏ, cụ thể như:

Đứng đầu là ngành cơ khí ô tô với tổng giá trị ước tính rơi vào khoảng 130 tỷ USD.

Nhiệt – thủy điện, hóa chất, khai khoáng, chế biến khoàng sản ước lượng 120 tỷ USD.

Trang thiết bị, vật tư và xây dựng hệ thống đường sắt cho cao tốc được ước lượng khoảng 20 tỷ USD.

Tàu điện ngầm và hệ thống đi kèm theo ước tính khoảng 10 tỷ USD. 

Với hàng dày cơ hội như thế này, thì Việt Nam có cơ hội rất lớn để “chen chân” vào thị trường khổng lồ này bằng nhiều điều kiện thuận lợi của mình như: nguồn lao động giá rẻ, hàng rào thuế quan được gỡ bỏ do các hiệp định EVFTA, CPTPP,… giá thành sản phẩm thấp cùng nhiều thuận lợi khác.

doanh nghiệp cơ khí

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam vẫn chưa đủ năng lực để gây ảnh hưởng cho thị trường này. Số liệu cho thấy, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất này chỉ đáp ứng được ⅓ nhu cầu sản phẩm trong nước, chưa kể đến nước ngoài.

Một ví dụ có thể thấy rằng, trong hơn 30 nghìn chi tiết trên một chiếc xe hơi thì Việt Nam chỉ nội địa hóa được 300 chi tiết. Nếu nói chung về tỷ lệ nội địa hóa của nước ta chỉ đạt 8 – 10% (Vinfast có tỷ lệ nội địa hóa 60%), còn ở Thái Lan tỷ lệ này sắp vượt ngưỡng 70%. Có thể thấy rằng, tỷ lệ nảy rất thấp so với các nước trong khu vực.

Tín hiệu tăng trưởng đáng mừng.

Nếu so với năm 2020 thì năm 2021 là một năm thành công của ngành thép Việt Nam. Với các con số ấn tượng khi kim ngạch năm 2021 tăng đến 123.4% thì đây là một tín hiệu đáng mừng cho cả ngành.

Theo nhận định của Bộ Công Thương, thì những thành công này đến từ sự chủ động của các doanh nghiệp khi nắm bắt được các hiệp định thương mại tự do EVFTA, CPTPP,… tăng khả năng thông thương hàng hóa cho Việt Nam đến các thị trường khác nhau trên thế giới. Tính đến nay, ngành thép Việt Nam đã đặt chân đến hơn 30 quốc gia.

Những yếu tố sáng tạo trong sản phẩm và phương pháp xây dựng thương hiệu đúng đắn đã góp phần nêu bật thành công của doanh nghiệp này. Một số doanh nghiệp lớn phải kể đến như là Thép Hòa Phát, thép Miền Nam,… đã rất thành công trong năm 2020 – 2021.

Tuy nhiên, do những biến cố chính trị vào 7 tháng đầu năm 2022, những công ty này đang dần báo lỗ và tồn kho nhiều, đỉnh điểm giá thép giảm đến 5 triệu đồng/ tấn.

Nhận định của Adobus

Trong quá trình hội nhập với nhiều hiệp định thương mại tự do, áp lực cạnh tranh trong và ngoài nước chưa bao giờ tăng cao đến vậy. Thị trường trong nước thì có xu hướng “sính ngoại” khiến các doanh nghiệp trong nước khó bán, còn thị trường ngoại quốc thì yêu cầu chất lượng cao làm tốn chi phí đầu tư…

Chính vì thế để tồn tại vững mạnh thì không chỉ cắt gọt kim loại là đủ mà còn phải sáng tạo, đổi mới phương pháp sản xuất để gia tăng năng suất làm việc cho đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, việc học tập và phát triển những phương pháp xây dựng thương hiệu là điều nên làm trong bối cảnh hàng trăm doanh nghiệp cạnh tranh liên tục.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *