TÓM TẮT: Trong công cuộc chống dịch bệnh sẽ lộ diện rõ mức độ tương thích giữa biểu hiện bề ngoài và thực chất bên trong của các hình thức tổ chức nhà nước và hệ thống chính trị trên thế giới. Chính sách ở đâu nhân văn và ưu việt hơn thì ở đó sẽ có được sự ổn định chính trị xã hội thực chất và bền vững hơn. Điều này được phản ánh ở mức độ tín nhiệm và tin tưởng mà người dân dành cho Nhà nước ta trong bối cảnh dịch bệnh và khủng hoảng. Bài viết phân tích các tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế và phản ứng chính sách của Chính phủ Việt Nam.
Đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến toàn cầu
Theo Báo cáo đánh giá sơ bộ của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “Covid-19 và thế giới việc làm: Tác động và giải pháp”, cuộc khủng hoảng kinh tế và lao động do dịch Covid-19 gây ra có thể làm tăng thêm 25 triệu người thất nghiệp trên toàn cầu, so với số lượng người thất nghiệp sẵn có là 188 triệu trong năm 2019. Hàng triệu người lao động sẽ phải rơi vào tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, giảm giờ làm, tiền lương, và rớt xuống dưới chuẩn nghèo. Nhóm lao động tự làm ở các nước đang phát triển, vốn thường là tấm đệm giúp làm nhẹ bớt độ xung đột của những tác động do những thay đổi đột ngột mang lại, thì lần này sẽ không còn tác dụng vì những hạn chế di chuyển đối với con người và hàng hóa.
Đại dịch gây ra bởi virus Corona Covid-19 hiện đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu với tất cả mọi người, khó có thể đoán được điều gì sẽ xảy ra ở tương lai. Tại Trung Quốc kể từ khi lần đầu công bố về đại dịch Covid-19 đến nay dịch bệnh đã lây lan trên toàn cầu. Không thể phủ nhận một sự thật, Covid-19 đã làm cho nhiều ngành nhiều lĩnh vực trên thế giới trở nên “điêu đứng”. Covid-19 là cú sốc bất ngờ, thần tốc và hủy diệt nhất trong lịch sử cận đại.
Bảng 1. Covid-19 ở top 10 nền kinh tế lớn nhất (cập nhật 4/2020)
Đến nay, dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát và còn lây lan nhanh, diễn biến phức tạp tại châu Âu, Mỹ và nhiều nước châu Á; tác động tiêu cực đối với mọi hoạt động kinh tế – xã hội toàn cầu và Việt Nam; trong đó, hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế đều chịu tác động tiêu cực.
Biểu đồ 1: Cập nhật tình hình dịch Covid-19 trên thế giới (cập nhật 22/4/2020)
Hiện tại, đại dịch Covid – 19 tác động tới kinh tế và thương mại thế giới với 4 đặc điểm khác biết cơ bản như sau: Thứ nhất, tất cả các nền kinh tế đều đồng thời bị tác động bất ngờ theo cách như nhau; Thứ hai, cả phía cung lẫn bên cầu đồng thời bị suy giảm chứ không bị mất cân đối đáng kể so với trước đấy; Thứ ba, kinh tế và thương mại sa sút không phải do nguyên nhân trong hệ thống hay mang tính cơ cấu mà do hiệu ứng từ những biện pháp hành chính cần thiết để đối phó đại dịch như phong tỏa, giãn cách hay cách ly xã hội, phong tỏa biên giới quốc gia…; Thứ tư, mức độ toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế hiện tại cao hơn trước đây rất nhiều. Tăng trưởng kinh tế thế giới hiện đang giảm tốc và tác động mạnh mẽ đến tổng cầu kinh tế thế giới, tác động kinh tế của cú sốc y tế với đường cong nhiễm dịch khi có và không ngăn chặn dịch bệnh. (Biểu đồ 2)
Biểu đồ 2: Tính hiệu quả của các chính sách kinh tế của Chính phủ
Chính sách ngăn chặn hạ thấp đường cong lây nhiễm nhưng làm sâu thêm đường cong suy thoái.
Biểu đồ 3: Các tác động của các biện pháp ngăn chặn, không ngăn chặn
Tác động của đại dịch đối với nền kinh tế Việt Nam
Với ba cú sốc song hành, thứ nhất là cú sốc về y tế khi số ca nhiễm và tử vong tăng, số lượng cách ly lớn, trường học phải đóng cửa, đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại…; thứ hai, là cú sốc về kinh tế bao gồm bên cầu tiêu dùng, đầu tư và bên cung dự trữ nguyên liệu, chuỗi cung ứng, lao động bị cách ly; thứ ba, là cú sốc về kỳ vọng khi người dân và doanh nghiệp bi quan về triển vọng tương lai, thậm chí có thể dẫn tới đỗ vỡ dây chuyền.
Một số đặc điểm bất lợi và thuận lợi quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, theo kịch bản cơ sở của Citi Research (công bố ngày 7/4/2020), kinh tế thế giới sẽ suy thoái, tăng trưởng -2,3% năm 2020 (so với mức tăng trưởng 2,6% năm 2019, suy thoái hơn mức -1,7% năm 2009). Trong đó, tăng trưởng GDP của Trung Quốc chỉ khoảng 2,4% (so với mức tăng 6,1% năm 2019), của Mỹ -2,6% (so với mức tăng 2,3% năm 2019), của Nhật Bản -1,9% (so với mức tăng 0,7% năm 2019) còn khu vực đồng tiền chung châu Âu thậm chí tăng trưởng -8,4% (so với mức tăng trưởng 1,2% năm 2019).
Đối với lạm phát, trong bối cảnh tổng cầu, giá dầu và năng lượng giảm mạnh, nên dù nhiều nước kích thích kinh tế, giá thực phẩm và dịch vụ y tế tăng, nhưng lạm phát toàn cầu vẫn ở mức khá thấp, khoảng 2,2% (so với mức 2,5% năm 2019). Kịch bản tăng trưởng này sẽ còn được cập nhật, còn thay đổi; mức độ như thế nào còn tùy thuộc vào 3 yếu tố: khả năng kiểm soát dịch bệnh của mỗi quốc gia, hiệu quả của các chính sách/gói hỗ trợ, và hiệu quả hợp tác quốc tế (trong phòng chống đại dịch).
Việt Nam là nền kinh tế mở và nhỏ, phụ thuộc nhiều vào nhu cầu từ bên ngoài, ngày càng phụ thuộc vào khu vực FDI. Công nghiệp hỗ trợ yếu, khó khăn khi chuỗi cung ứng đình trệ gián đoạn. Nông nghiệp khó khăn do hạn mặn và thời tiết cực đoan. Cơ chế dẫn truyền chính sách vĩ mô chậm.
Tuy nhiên, trong 3 năm gần đây nền kinh tế nước ta tăng trưởng tương đối ổn định, tỷ lệ nợ công giảm, lạm phát thấp, các cân đối vĩ mô tương đối lành mạnh. Bên cạnh đó, chính sách tài khóa thâm hụt ngân sách không quá cao, năng lực điều hành tốt tiền tệ còn dư địa giảm lãi suất, tỷ lệ tiết kiệm tương đối cao so với các nước có thu nhập tương đương.
Kim ngạch xuất-nhập khẩu hoặc sản lượng/doanh thu tính đến cả yếu tố đầu vào và đầu ra (trọng số chiếm 50%) so với cùng kỳ năm 2019; giá cổ phiếu của những nhóm ngành này niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam so với đầu năm (thể hiện đánh giá, nhận định của nhà đầu tư, mang tính thị trường cao, trọng số chiếm 50%); và tham khảo số liệu về số doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh trong quý 1/2020. Với kết quả tính toán, nếu mức độ giảm dưới 5% được coi là tác động nhỏ, giảm từ 5-10% được coi là tác động vừa phải và giảm trên 10% là tác động lớn. (Biểu đồ 4, 5, 6, 7, 8, 9)
Biểu đồ 4: Tăng trưởng GDP giảm, lạm phát tăng (cập nhật tháng 4/2020)
Các phản ứng chính sách của Chính phủ Việt Nam
Với lĩnh vực nông nghiệp và phụ trợ: nghiên cứu lựa chọn các ngành sản xuất, chế biến nông-thủy sản, trong đó tập trung đánh giá một số mặt hàng chịu ảnh hưởng về hoạt động thương mại (mức độ tăng giảm của kim ngạch xuất nhập khẩu, phản ánh khó khăn cả đầu vào và đầu ra). Bên cạnh đó, đánh giá một số lĩnh vực là đầu vào cho sản xuất nông nghiệp (như hóa chất nông nghiệp – gồm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) là các lĩnh vực chịu tác động gián tiếp khi nông nghiệp chịu ảnh hưởng.
Với lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: nghiên cứu lựa chọn các ngành chịu ảnh hưởng về đầu vào (do thiếu hụt nguồn nguyên liệu, nhất là từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và EU); hoặc đầu ra (do sụt giảm nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế, nhất là từ 5 thị trường vừa nêu); hoặc chịu ảnh hưởng do những biến động mạnh về giá hàng hóa trên thị trường. Trong đó, nghiên cứu lựa chọn 6 ngành chính: dệt may, da giày; sản xuất giấy; sản xuất sản phẩm từ gỗ; sản xuất, kinh doanh thép; khai khoáng và xây dựng. Riêng lĩnh vực điện thoại, điện tử, điện máy và linh kiện: tỷ lệ nội địa hóa rất thấp (khoảng 5-10%), tỷ trọng đóng góp trong nước trong xuất khẩu cũng rất thấp (khoảng 8%) và tình hình sản xuất, xuất khẩu trong quý 1/2020 vẫn tăng khá, nên không đưa vào mô hình đánh giá (mức độ tác động của dịch Covid-19 là tương đối nhỏ).
Với lĩnh vực dịch vụ: nghiên cứu lựa chọn các lĩnh vực chịu ảnh hưởng do biến động về tổng cầu và xáo trộn hoạt động do dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch của Việt Nam cũng như các nước. Theo đó, nghiên cứu lựa chọn 7 ngành chính: du lịch; vận tải, kho bãi; bán lẻ; tài chính – ngân hàng – bảo hiểm; kinh doanh BĐS; dịch vụ y tế; và giáo dục, đào tạo.
Chuỗi cung ứng và chuỗi tạo giá trị sẽ thay đổi theo hướng vừa được đa dạng hơn, tức là dễ dàng và nhanh chóng có thể thay thế được cho nhau hơn, lại vừa tạo thành mạng lưới kết nối nhiều chuỗi với nhau để “bọc đỡ” lẫn nhau.
Kinh tế và thương mại thế giới sẽ còn thay đổi bởi sự hình thành của một nhu cầu đảm bảo an ninh mới, như đảm bảo an ninh lương thực hay đảm bảo an ninh năng lượng, là các đối tác đảm bảo luôn tự chủ về cung ứng những sản phẩm, thiết bị hay vật liệu cần thiết để đối phó khủng hoảng, đặc biệt về thuốc men, trang thiết bị y tế và tăng cường khả năng có thể nhanh chóng chuyển đổi sản xuất bình thường sang sản xuất những vật dụng hay thiết bị cần thiết cho việc ứng phó khủng hoảng. Cơ cấu kinh tế và thương mại quốc gia và quốc tế vì thế sẽ thay đổi, ưu tiên chính sách kinh tế và thương mại quốc gia vì thế cũng thay đổi.
Việt Nam chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch và suy thoái kinh tế toàn cầu với mức độ và khả năng điều chỉnh của các ngành khác nhau như khách sạn, lưu trú, nghỉ dưỡng, nhà hàng dịch vụ ăn uống, du lịch lữ hành, vận tải logistics, dịch vụ giải trí, bán lẻ hàng tiêu dùng, giáo dục đào tạo, ngân hàng tín dụng, bất động sản,…
Nếu không có sự can thiệp hiệu quả, hiệu lực và kịp thời của chính phủ thì một số ngành kinh tế và nhiều doanh nghiệp có thể phá sản, kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng về tăng trưởng và việc làm.
Từ đó mục tiêu chính sách là hạ thấp đường cong nhiễm dịch, bảo vệ sức khỏe doanh nghiệp, củng cố niềm tin xã hội, bồi đắp nền tảng phục hồi, hạn chế những di hại tương lai dựa trên các nguyên tắc không can thiệp đại trà mà xác lập ưu tiên, can thiệp có chọn lọc. Hạn chế trục lợi chính sách ở mức chấp nhận được và chính sách cấp cứu có thời hiệu rõ ràng để làm phẳng đường cong suy thoái.
Thứ nhất, tăng cường càng nhanh càng tốt, càng nhiều càng tốt đội ngũ y tế, cơ sở vật chất như bộ xét nghiệm, máy trợ thở, phòng cách ly áp lực âm, thiết bị và dụng cụ y tế, tăng trợ cấp rủi ro cho các nhân lực nhân lực ngành Y tế trong tuyến đầu chống dịch. Miễn giảm, hoãn, giãn thuế cho các doanh nghiệp chịu tác động nghiêm trọng do dịch bệnh. Tăng chi tiêu cho các chính sách an sinh, trợ giúp xã hội và các dịch vụ xã hội cơ bản để đảm bảo người nghèo được tiếp cận đầy đủ, cần phải cung cấp dịch vụ xét nhiệm và điều trị miễn phí hoặc theo giá trợ cấp.
Thứ hai, phải đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thương mại, qua đó hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp chịu tác động. Cho phép cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp và vay tiêu dùng, điều chỉnh tỷ giá phù hợp, giảm chi phí cho các doanh nghiệp như giảm mặt bằng lãi suất.
Thứ ba, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, đầu tư nghiên cứu, chế tạo sản xuất vắc-xin của Việt Nam. Vừa đầu tư kích thích kinh tế, vừa bồi dưỡng năng lực khi hồi phục như công nghệ thông tin và truyền thông (5G), năng lượng tái tạo, nền tảng giáo dục trực tuyến, khám bệnh từ xa, thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử.