Máy CNC trong thời điểm hiện nay đang đóng góp rất nhiều trong các doanh nghiệp gia công, đặc biệt là ngành cơ khí chính xác. Chính vì thế, máy phải hoạt động thường xuyên và liên tục, dẫn đến không ít lần máy bị hỏng hóc gây đình trệ sản xuất, hao tốn chi phí thời gian và tài chính cho doanh nghiệp.
Chính vì thế, để máy CNC giảm hỏng hóc, có thể hoạt động lâu dài, bền bỉ và ổn định là điều đáng lưu tâm. Mà để đạt được điều này, quá trình bảo dưỡng cần làm bài bản, thường xuyên và thật kỹ lưỡng. Vậy làm sao để bảo quản máy CNC đúng cách? Hôm nay Adobus xin chia sẻ về những bí quyết bảo vệ máy CNC như mới.
1. Những lợi ích khi bảo dưỡng máy CNC đúng cách
Khi bảo quản máy CNC, doanh nghiệp sẽ được nhiều lợi ích không tưởng. Những điều này sẽ góp phần thúc đẩy doanh số, gia tăng đơn hàng, tạo thêm lợi thế cạnh tranh trên thương trường cũng như xây dựng tốt uy tín với khách hàng của mình, cụ thể như sau:
1.1. Máy được giữ trong tình trạng luôn luôn sẵn sàng hoạt động:
Việc bảo dưỡng định kỳ thông qua quy trình chuẩn sẽ giúp máy loại bỏ đi những chi tiết thừa, phôi bị dư hoặc mảnh vụn từ nguyên vật liệu ra khỏi máy. Bên cạnh đó, việc thường xuyên kiểm tra, thay thế phụ tùng CNC sẽ giúp ổn định, giữ máy luôn trong tình trạng tốt, có thể sử dụng bất cứ khi nào doanh nghiệp cần.
1.2. Gạt đi nỗi lo chi phí sản xuất:
Khi máy CNC được kiểm tra thường xuyên doanh nghiệp sẽ phát hiện ra nhiều vấn đề trước chúng trở nên tồi tệ. Vì đặc thù là công nghệ, một vấn đề nhỏ cũng sẽ trở nên nghiêm trọng khi không xử lý đúng thời điểm. Dễ thấy như lỗi Spindle máy CNC không quay, lỗi driver máy CNC,… những lỗi này sẽ kéo dãn thời gian sản xuất từ đó tạo thêm nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
1.3. Giúp máy gia tăng sự an toàn:
Máy CNC phải hoạt động liên tục và việc khoan cắt những khối phôi cứng, nên các bộ phận đặc biệt là dao cắt phải chịu khá nhiều áp lực như quá tải công suất, gãy dao cắt,… những điều này nếu “trở nặng” sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn của máy như kéo thấp tuổi thọ, tần suất hư hỏng sẽ gia tăng và chi phí khấu hao sẽ bị đội lên cao.
1.4. Tăng mạnh năng suất của máy:
Việc máy hoạt động ổn định, ít hỏng hóc, hư vặt sẽ duy trì ổn định dây chuyền sản xuất và gia tăng năng suất làm việc. Chính vì vậy, doanh nghiệp sẽ nâng cao được năng suất của nhà máy và từ đó tăng thêm lợi nhuận.
2. Làm thế nào để bảo dưỡng máy CNC:
Để bảo dưỡng máy CNC tốt doanh nghiệp cần làm mọi thứ thật bài bản, có quy trình cụ thể và thường nhật. Để đạt được hiệu quả quả cao nhất, mọi người có thể tham khảo quy trình sau đây.
Làm thế nào để bảo dưỡng máy CNC
2.1. Quy trình bảo quản máy CNC:
Tùy vào điều kiện thực tế mà doanh nghiệp có những quy trình bảo quản máy khác nhau, nhưng chuy quy lại quy trình này nhằm mục đích giảm thiểu thời gian, đảm bảo kiểm tra đầy đủ các bộ phận, tránh những những sự cố không đáng có.
2.1.1. Kiểm tra bộ phận điều khiển:
Phần điều khiển là bộ phận giúp xử lý các thao tác trên máy, vì đây là phần trực tiếp “chỉ đạo” các chi tiết khác hoạt động nên cần xem xét kỹ lưỡng phần này để đảm bảo những thao tác được ổn định nhất có thể.
2.1.2. Vệ sinh toàn bộ thiết bị điện, Main, các thiết bị ngoại vi:
Mạch điện tử là thứ luôn gây nhiều rắc rối, vì các bộ phận như Main hoặc ngoại vi của máy CNC sẽ đều yêu cầu trình độ nhất định khi chỉnh sửa, vấn đề này cũng khiến cho nhiều “dân kỹ thuật” chuyên nghiệp cũng phải đau đầu. Cho nên cần phải vệ sinh thật kỹ lưỡng bộ phận này, nhằm loại bỏ bụi bẩn hoặc nhiều thứ làm tổn hại đến mạch điện của máy CNC.
2.1.3. Thống kê thiết bị cần được thay thế:
Sau khi kiểm tra và vệ sinh máy, doanh nghiệp cần đánh giá những bộ phận bị hư hại hoặc có nguy cơ sẽ hư hỏng. Từ đó, doanh nghiệp có thể lập được kế hoạch sản xuất dựa trên tình hình thực tế, kéo giảm tình trạng đình trệ sản xuất.
2.1.4. Thay thế các linh kiện không ổn định:
Trong quá trình hoạt động lâu năm, một số linh kiện sẽ bắt đầu xuống cấp làm cho máy hoạt động không ổn định, tiềm ẩn nhiều nguy cơ hư hỏng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Chính vì thế, hãy đầu tư thay thế các linh kiện không ổn định, để máy CNC có thể hoạt động tốt nhất có thể nhé!
3. Quá trình kiểm tra máy thường nhật của nhân viên đứng máy:
Nhân viên đứng máy CNC chính là người am hiểu chiếc máy của mình nhất, nên doanh nghiệp có thể yêu cầu nhân viên này kiểm tra “người bạn” của mình hằng ngày, nhằm đảm bảo máy hoạt động trơn tru nhất có thể.
Dưới đây là một số công việc của nhân viên khi kiểm tra máy CNC.
3.1. Kiểm tra hằng ngày:
- Hằng ngày nhân viên sẽ kiểm tra độ nguội dầu sau ca 8 tiếng, cụ thể như sau
- Kiểm tra mức dầu trong thùng bôi trơn, đảm bảo rằng lượng dầu luôn ổn định không bị thiếu hụt ảnh hưởng đến năng suất hoạt động của máy.
- Làm sạch phôi ở khay và đường bao.
- Lau sạch trục chính bằng dầu nhẹ, giữ cho máy luôn hoạt động trơn tru không.
- Làm sạch phôi từ bộ thay dao để dao có thể cho ra chi tiết hoàn mỹ nhất.
- Kiểm tra thông số dầu làm nguội trục chính, đảm bảo dung lượng dầu ổn định không bị thất thoát.
- Làm sạch hoặc thay thế một số bộ phận nếu cần.
3.2. Kiểm tra hàng tuần:
- Ở những máy sử dụng tùy chọn TSC, nhân viên cần ưu tiên làm sạch phôi trên thùng dầu làm nguội của máy.
- Chú ý ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh, nhân viên cần chú trọng làm sạch nắp thùng và không để dư cặn trong thùng. Sau đó tháo bơm dầu làm nguội khỏi bộ điều khiển.
- Kiểm tra thật kỹ bộ điều chỉnh khí nén tại 85 PSI và sau đó kiểm tra sự điều chỉnh áp suất khí tại 17PSI.
- Ở những máy trục chính, cần tập trung kiểm tra sự điều chỉnh áp suất khí trục chính tại 20PSI.
- Hãy làm sạch các bề mặt ngoài bằng cách lau chùi nhẹ.
- Không sử dụng các dung môi vì có thể sẽ làm bong tróc lớp sơn phủ bên ngoài máy
3.3. Kiểm tra hàng tháng:
- Hàng tháng – Kiểm tra cân bằng áp suất thủy lực của máy.
- Kiểm tra mức dầu trong hộp số.
- Kiểm tra tổng thể cho thao tác máy thích hợp và tra dầu nhẹ, nếu cần.
- Bôi một lớp mỏng mỡ bên ngoài các băng dẫn của máy và các dao.
3.4. Kiểm tra mỗi 6 tháng:
- Thay thế dầu làm nguội và làm sạch thùng dầu làm nguội.
- Kiểm tra hiện tượng nứt hỏng tất cả các ống mềm và đường bôi trơn.
3.5. Kiểm tra hàng năm:
- Thay dầu hộp số, xả dầu từ đáy của hộp số, tháo nắp kiểm tra đầu trục chính.
- Đổ thêm dầu cho đến khi dầu bắt đầu nhỏ giọt từ ống tràn dầu ở đáy thùng chứa.
- Kiểm tra lọc dầu và làm sạch hết cặn bẩn ở đáy lọc dầu.
- Thay thế lọc khí trên hộp điều khiển 2 năm một lần
- Kiểm tra mức dầu SMTC qua mắt thăm
4. Kết quả cần đạt được:
- Máy hoạt động tốt, đảm bảo được an toàn, ổn định theo tiêu chuẩn kỹ thuật, giảm tiêu hao năng lượng điện.
- Hệ thống điều khiển làm việc ổn định, giảm nhiệt độ phát sinh khi hoạt động từ đó tăng tuổi thọ linh kiện, ảm bảo độ chính xác khi điều khiển.
- Cơ cấu cơ khí hoạt động êm, giảm ma sát giữa các cơ cấu chuyển động.
- Tăng tuổi thọ làm việc của máy, giảm chi phí sửa chữa.
5. Sử dụng phụ tùng chính hãng của Adobus
Để máy CNC hoạt động tốt và ổn định, cần phải bảo trì và kết hợp với phụ tùng CNC chất lượng. Vì phụ tùng chất lượng sẽ giảm tải áp lực khi gia công phôi lên máy từ đó nâng cao tuổi thọ máy.
Adobus tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp những phụ tùng chất lượng trong ngành cơ khí chính xác. Với 10 năm kinh nghiệm trên thị trường và là đối tác chiến lược của các thương hiệu nổi tiếng như Kennametal, Widing, Hironaga,… chúng tôi luôn đưa ra những giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp ngành cơ khí.
Tại Adobus chúng tôi sẽ mang tới giải pháp cung cấp các sản phẩm về cơ khí chính xác như mũi khoan từ, mảnh phay, dao tiện,… được nhập khẩu từ Mỹ, Nhật đáp ứng các tiêu chuẩn về công nghệ kỹ thuật và tương tích với các loại máy hiện có trên thị trường Việt. Không dừng lại ở đó, Adobus luôn sẵn sàng hỗ trợ mỗi khi đối tác yêu cầu, giải quyết nhanh chóng và tận tâm.